Sáng ngày 09/11/2021, Công ty TNHH nuôi trồng, sản xuất và chế biến dược liệu Đông Bắc đã phối hợp với Sở KH&CN Quảng Ninh tổ chức chương trình Hội thảo ươm tạo công nghệ và Doanh nghiệp KH&CN dược liệu tỉnh Quảng Ninh năm 2021. Hội thảo được tổ chức nhằm đẩy mạnh các hoạt động của Trung tâm ươm tạo công nghệ và Doanh nghiệp KH&CN tỉnh Quảng Ninh. Tham dự hội thảo có đại diện các phòng, đơn vị thuộc Sở KH&CN; chuyên gia Viện Dược Liệu; các doanh nghiệp KH&CN tiêu biểu; HTX, hộ nuôi trồng và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe giới thiệu về Viện dược liệu và tiềm năng nguồn tài nguyên dược liệu Việt Nam; một số cơ chế tài chính khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong hoạt dộng khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025; nhu cầu đổi mới sáng tạo phục vụ thúc đẩy sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất dược liệu tỉnh Quảng Ninh; quy trình về trồng, thu hái, sơ chế dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO; những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của doanh nghiệp về công nghệ sản xuất, kinh doanh;… nhất là trong tình hình diễn biến phức tạp dịch bệnh Covid -19 như hiện nay.
Đại diện Phòng Quản lý công nghệ và thị trường công nghệ – Sở KH&CN đã giới thiệu Nghị quyết số 313/2020/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh về một số cơ chế tài chính khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 – 2025 và Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ về Doanh nghiệp KH&CN.
Là đơn vị tổ chức, đồng thời là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu của Tỉnh trong lĩnh vực, Dược liệu Đông Bắc đã có những chia sẻ cởi mở về kinh nghiệm nghiên cứu, hợp tác với các nhà khoa học để phát triển sản phẩm mang lại giá trị cao. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất cũng mong muốn được Sở KH&CN đồng hành, hỗ trợ để doanh nghiệp tiếp cận được với các cơ chế chính sách ưu đãi của tỉnh, nhằm phục vụ nhu cầu đổi mới sáng tạo phục vụ thúc đẩy sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất dược liệu.
Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Hoàng Vĩnh Khuyến, Phó Giám đốc Sở KH&CN khẳng định mục đích quan trọng của Hội thảo là bàn về các giải pháp giúp các doanh nghiệp vững vàng vượt qua những khó khăn, vướng mắc trong đại dịch covid-19. Đồng chí hy vọng các chuyên gia, nhà nghiên cứu, các đơn vị sẽ tiếp tục đồng hành, kết nối với nhau vào việc thúc đẩy sản xuất các sản phẩm chất lượng cao có giá trị trong sản xuất dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Trong quá trình diễn ra Hội thảo, tất cả các đại biểu khai báo y tế đầy đủ, thực hiện đúng quy định 5K về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Tác giả: pitias
Tổng quan thị trường chăm sóc sức khỏe Việt Nam
Thị trường chăm sóc sức khỏe Việt Nam đang chứng kiến những sự thay đổi lớn. Các tác động từ yếu tố bên ngoài như thu nhập tăng và dân số già, tạo ra thế hệ bệnh nhân/khách hàng mới với các yêu cầu cao hơn đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Điều này dẫn tới sự bùng nổ về số lượng các đơn vị hoạt động, cũng như những sản phẩm mang tới sự mới mẻ, chất lượng hơn.
Tổng quan thị trường chăm sóc sức khỏe Việt Nam
Thị trường chăm sóc sức khỏe Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng. Tổng chi tiêu cho y tế tăng từ 16.1 tỷ đô (2017) lên 20 tỷ đô (2020). Chi tiêu cho dược phẩm cũng tăng đến 6.6 tỷ đô trong năm 2020.
Việt Nam có tốc độ tăng dân số lớp trung lưu nhanh nhất Đông Nam Á. Dự kiến sẽ tăng từ 10% dân số năm 2015 lên 44 triệu người vào năm 2020 (gần một nửa dân số) và 95 triệu người vào năm 2030. Thu nhập tăng của tầng lớp trung lưu dẫn đến việc tăng cường chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là trong y tế tư nhân. Chi tiêu chăm sóc sức khỏe bình quân đầu người dự kiến tăng 12,4% hàng năm. Điều này thể hiện một thị trường béo bở nhưng phần lớn chưa được khai thác, đặc biệt là ở các đô thị loại II và loại III ở Việt Nam.
Dân số già
Việt Nam chỉ mất 15 năm để chuyển đổi từ dân số trẻ sang dân số già, so với 26 năm ở Trung Quốc. Gần 1 trong 4 người Việt Nam sẽ qua 65 tuổi vào năm 2050. Ba bệnh mãn tính hàng đầu bao gồm huyết áp cao, tiểu đường và ung thư. Số bệnh nhân đó chiếm lần lượt 25%, 7,4% và 2,33% tổng dân số Việt Nam.
Tuy nhiên hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện tại chưa thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu tăng cao của người cao tuổi. Mặt khác, dân số già có thể gây trở ngại cho sự phát triển và áp dụng kỹ thuật số trong chăm sóc sức khỏe. Trong tương lai, các ứng dụng chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số cần dễ dàng tiếp cận hơn cho người lớn tuổi.
Tỷ lệ tiếp cận kỹ thuật số cao
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số ở Việt Nam đang phát triển nhanh chóng. Tỷ lệ thâm nhập Internet của cả nước là 67%, với mức gia tăng 28% hàng năm. Hơn nữa, vùng phủ sóng 4G là 95% trên toàn quốc với các thí điểm 5G đang được triển khai. Sự phát triển mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng kỹ thuật số tạo điều kiện cho sự phát triển của chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như sức khỏe di động (wearables, mobile health) và y tế từ xa (telemedicine).
Cơ hội của những doanh nghiệp thương mại
Hiện tại, việc kinh doanh những sản phẩm chăm sóc sức khoẻ, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ không gặp quá nhiều khó khăn. Với xu hướng chuyên môn hoá cao, các đơn vị thương mại sẽ có nhiều nguồn lực hơn cho khâu thương mại, tìm kiếm và chăm sóc khách hàng. Trong khi hoạt động nghiên cứu và sản xuất sẽ do những đơn vị chuyên môn như Dược liệu Đông Bắc đảm nhận Với kinh nghiệm và chuyên môn cao trong việc nghiên cứu, sản xuất và hoàn thiện hồ sơ. những đơn vị sản xuất, gia công thực phẩm chức năng sẽ trở thành những đối tác quan trọng trong mô hình vận hành của các đối tác thương mại. Đơn vị sản xuất sẽ đảm bảo chất lượng, quy chuẩn sản phẩm cũng như nghiên cứu thị trường để đưa ra những sản phẩm mới, chất lượng cao. Thông tin thêm về Nhà máy Dược liệu Đông Bắc Tên đầy đủ: Công ty TNHH NUÔI TRỒNG, CHẾ BIẾN VÀ SẢN XUẤT DƯỢC LIỆU ĐÔNG BẮC Địa chỉ nhà máy: Xã Cộng Hoà, Tp Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh Văn phòng HN: Vp6 Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội Hotline: 0936 526 338 Email: cskh@dbphar.vn – Website: Dbphar.vnGiảo Cổ Lam Đông Bắc được tôn vinh là sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu 2021
Chiều ngày 12/10, Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ tôn vinh các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tỉnh năm 2021.
Hội Nông dân tỉnh đã quyết định công nhận 27 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tỉnh Quảng Ninh năm 2021, được lựa chọn từ 46 sản phẩm đề cử; trong đó nhóm sản phẩm thực phẩm có 16 sản phẩm, nhóm sản phẩm thảo dược 3, nhóm sản phẩm đồ uống 6 và nhóm sản phẩm phục vụ nông nghiệp 2.
Sản phẩm Giảo Cổ Lam Đông Bắc của Công ty TNHH Nuôi trồng, sản xuất và chế biến Dược Liệu Đông Bắc vinh dự được tôn vinh là một trong 27 sản phẩm được vinh danh tại buổi lễ.
Sản phẩm Giảo Cổ Lam Đông Bắc được điều chế hoàn toàn từ Giảo Cổ Lam tự nhiên, được nuôi trồng, thu hái và sản xuất tại chính vùng dược liệu của công ty tại Quảng Ninh. Với quy mô 12ha, đây là một trong những vùng dược liệu lớn tại Việt Nam, là nơi ươm mầm, nghiên cứu và nuôi trồng rất nhiều loại dược liệu quý, có giá trị và ứng dụng cao. Đây không phải là lần đầu tiên Dược liệu Đông Bắc nói chung và sản phẩm Giảo Cổ Lam nói riêng được vinh danh là sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu. Dược liệu Đông Bắc đã có những đóng góp rất lớn cho những tổ chức như Chương trình OCOP Quảng Ninh, hội Nông dân Tỉnh… Qua đó, vừa góp phần phát triển đời sống lao động trong khu vực, cũng như thúc đẩy sự phát triển của ngành dược liệu và hoạt động sản xuất, nghiên cứu khoa học của tỉnh Quảng Ninh.Để được tham gia và giành giải thưởng, sản phẩm Giảo Cổ Lam Đông Bắc đều phải bảo đảm các tiêu chí đề ra như: chiếm thị phần lớn trong tỉnh, trong nước; đảm bảo chất lượng cao, mẫu mã, hình thức bao bì đẹp, an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, độc đáo, thân thiện môi trường, định hướng phát triển bền vững. Bên cạnh đó, yếu tố chất lượng của dây chuyền sản xuất đạt chuẩn GMP-WHO của nhà máy sản xuất – Dược liệu Đông Bắc được chuyên môn đánh giá rất cao.
Việc tôn vinh các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu góp phần động viên, khuyến khích các hợp tác xã, tổ hợp tác, chi, tổ Hội nông dân nghề nghiệp, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nông nghiệp tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời quảng bá, giới thiệu, tạo cơ hội cho các sản phẩm tiêu biểu của địa phương ngày một phát triển.