Đau dạ dày có nên ăn dứa không

  Đối với những người bị đau dạ dày, lựa chọn và sử dụng các loại trái cây phù hợp là điều rất quan trọng. Dứa được biết đến là một loại quả nhiệt đới, không chỉ đơn thuần là một loại trái cây được sử dụng làm nước ép để uống mà dứa còn được biết đến với rất nhiều trong việc làm đẹp, có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, dứa còn là nguyên liệu để chế biến món ăn.

Dứa có lợi ích cho sức khỏe

  Dứa là một loại trái cây không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa. Mà có còn có nhiều tác dụng rất tốt cho sức khỏe
  • Trong dứa có chứa đến 130% vitamin C, ngăn cản các virus gây bệnh, kích thích bạch cầu, chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các tác động xấu của các gốc tự do. Giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Trong dứa rất giàu canxi – một chất cực kỳ có lợi giúp phục hồi và tăng cường sự chắc khỏe tốt nhất cho xương, giúp không bị thoái hóa dần theo thời gian.
  • Chất beta – carotene trong trái dứa sẽ ngăn cản, trì hoãn tình trạng thoái hóa bạch cầu, giúp mắt sáng và khỏe và tăng cường thị lực.
  • Nhờ hoạt chất Bromelain và Enzyme dứa có khả năng kháng phù, kháng viêm, giảm các cục máu đông.
  • Với hàm lượng chất xơ dồi dào, nó không chỉ hỗ trợ hệ tiêu hóa. Mà quả dứa còn bảo vệ hoạt động đường ruột tốt hơn nhờ enzym Bromelain giúp phân hủy protein.

Đau dạ dày có nên ăn dứa không

  Các enzym có trong dứa rất tốt đối với sức khỏe người bình thường. Tuy nhiên, khi không được sử dụng đúng cách thiếu khoa học thì nó rất dễ gây ra những ảnh hưởng tác động trực tiếp đến sức khỏe của dạ dày.
  Trong dứa có chứa Bromelain có thể bào mòn lớp niêm mạc bảo vệ của dạ dày, khiến cho các vết loét phát triển trầm trọng hơn. Đặc biệt khi sử dụng dứa tươi vào lúc đói bụng thì các axit hữu cơ chứa trong dứa sẽ kết hợp với bromelin tác động vào niêm mạc, ruột. Lúc này, nó sẽ gây ra hiện tượng bào mòn khiến cho người sử dụng có hiện tượng nôn nao, khó chịu. Đồng thời, các axit hữu cơ này sẽ kích thích dạ dày tiết ra dịch vị nhiều hơn.Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để cho việc xâm lấn, đục khoét niên mạc diễn ra nhanh chóng. Từ đó nó làm cho người đang bị bệnh đau dạ dày trở nên nặng hơn.
  Đặc biệt người bị đau dạ dày thường đi kèm với chứng trào ngược axit. Theo thang đo pH từ 1 -7 thì dứa có pH trong khoảng từ 3 -4 mang tính axit cao. Nó có thể khiến cho các triệu chứng của trào ngược dạ dày xuất hiện liên tục là nôn nao, ợ chua, ợ nóng….

Một số lưu ý khi ăn dứa

•  Không ăn dứa khi đói
  Ăn dứa khi đói khiến bụng càng thêm cồn cào, buồn nôn, khó chịu. Vì thế, nên ăn dứa sau bữa ăn 1 -2 tiếng thì cơ thể mới hấp thu được những dinh dưỡng của loại trái cây này mà không khiến dạ dày bị tổn hại.
•  Bà bầu tránh ăn dứa
  Phụ nữ mang thai không nên ăn dứa tươi nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên. Vì Bromelain có thể kích thích tử cung co bóp mạnh làm tăng nguy cơ sảy thai. Nếu dứa nấu chín cùng thức ăn thì enzyme Bromelain sẽ bị mất đi nên mẹ bầu có thể ăn được.
•  Người bị huyết áp cao không nên ăn dứa
  Hoạt chất 5-hydroxytryptamine trong loại quả này có thể gây co thắt huyết quản làm hưng phấn thần kinh khiến huyết áp tăng cao.
•  Người đang bị chảy máu không nên ăn dứa
  Những người bị bệnh chảy máu cam, sốt xuất huyết, băng huyết, rong kinh, đang có vết thương chảy máu cũng không nên ăn dứa vì dứa có tác dụng phân hủy Fibrin chống đông máu.
Để được tư vấn trực tiếp, hãy liên hệ với chúng tôi!
Hotline: 1800 0029
DBPhar – vì sức khỏe cộng đồng!
Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin