Một số biến chứng sớm thường gặp sau khi cắt đoạn dạ dày

  Phẫu thuật cắt đoạn dạ dày do loét dạ dày tá tràng là một phẫu thuật lớn. Dạ dày được cắt bỏ một phần, được tái lập lại lưu thông với ruột non, không chỉ giải quyết được mục đích của phẫu thuật, mà còn để lại những biến chứng, di chứng lâu dài. Tuỳ theo vị trí, tính chất của ổ loét, kinh nghiệm của phẫu thuật viên mà số biến chứng có nhiều hay ít. Một số biến chứng xảy ra nếu không phát hiện kịp thời sẽ gây hiệu quả nghiêm trọng.

Một số biến chứng sớm thường gặp sau khi cắt đoạn dạ dày

•  Chảy máu sau mổ: thường gặp 24 giờ đầu sau mổ
•  Chảy máu vết mổ: Máu thấm băng có thể băng ép hoặc khâu tăng cường là có thể giải quyết được.
•  Chảy máu miệng nối: Do một số nguyên nhân:
+ Cầm máu không kĩ hoặc do thắt buộc lúc mổ nghĩ là chặt (vì huyết áp thường hạ), sau về chảy lại.
+ Còn lại ổ loét ở phía dạ dày chưa được cắt.
+ Còn ổ loét của tá tràng để lại trong phẫu thuật không lấy được ổ loét tá tràng.
+ Những nguyên nhân bệnh sinh: dịch tuỵ tạng có khả năng gây ra và duy trì chảy máu (Dalannoy), dịch mật, dịch tá tràng tiếp xúc với diện khâu nối có thể tạo ra yếu tố không đông gây chảy máu (Reymond J.C).
+ Cách khâu miệng nối không hợp lý.
•  Chảy máu trong ổ bụng:
+ Do tuột chỉ các mạch máu lớn.
+ Do tổn thương lách khi giải phóng bờ cong lớn, khi tì kéo van gây chấn thương, khi kết thúc cuộc mổ hút, lau ở hố lách làm tổn thương lách…
•  Tắc miệng nối:
+ Do kỹ thuật khâu làm hẹp tắc quai đi hoặc quai tới.
+ Do xoắn vặn miệng nối khi kết thúc cuộc mổ mà không biết.
+ Do rối chức năng của thần kinh.
•  Xì rò miệng nối:
+ Do kỹ thuật khâu nối, miệng nối không khép kín.
+ Thiếu máu cục bộ ở miệng nối do thắt mạch hoặc kỹ thuật khâu nối.
+ Tình trạng toàn thân không tốt, thiểu dưỡng, suy kiệt.
+ Nhiễm khuẩn nặng sau mổ: áp xe dưới cơ hoành…
Các biến chứng có thể gặp sau khi cắt, mổ dạ dày
                          Các biến chứng có thể gặp sau khi cắt, mổ dạ dày
•  Rò mỏm tá tràng: Là biến chứng dễ gặp, rất nặng nề, gặp ngày 4-7 sau mổ. Tỷ lệ khoảng từ 1,5 –3% 
+ Do kỹ thuật mổ, những ổ loét ở sâu, bóc tách nhiều làm tổn thương tổ chức, mất nuôi dưỡng.
+ Do tổn thương ống tuỵ, dịch tuỵ chảy ra làm huỷ mô tá tràng.
+ Do nhiễm khuẩn và trạng thái thiểu dưỡng.
+ Những nguyên nhân ở miệng nối và quai tới gây nên tình trạng ứ đọng ở quai tới.
•  Viêm tuỵ cấp: Gặp 1-2%, song triệu chứng thường lu mờ trong cái đau chung sau mổ, nên ít được quan tâm tới.
+ Tổn thương trực tiếp nhu mô tuỵ do loét xơ chai, loét sâu, loét thủng vào tuỵ, khi phẫu tích dễ làm tổn thương, bầm dập, sau sẽ phù nề, hoại tử tuỵ.
+ Tổn thương các ống tuỵ, nhất là ống Santorini khi đổ vào vị trí bất thường, dịch tuỵ sẽ tràn ra gây viêm tuỵ cấp.
+ Tổn thương tuỵ do ứ đọng ở tá tràng đưa tới tình trạng trào ngược vào ống tuỵ. Hay gặp trong kiểu nối Billroth II.
+ Tổn thương các mạch máu khi phẫu tích hoặc khâu thắt cầm máu gây nên thiểu dưỡng, xì rò tuỵ.
+ Kích thích thần kinh làm co thắt bóng Vater dẫn tới tình trạng trào ngược.
•  Tổn thương các đường dẫn mật
  Đây là các tai biến phẫu thuật không phát hiện được mà trở thành biến chứng.
+ Cắt phải đường mật trong lúc mổ: Những ổ loét khó, hay những dị dạng đường mật (đổ vào DI) làm cho phẫu thuật viên cắt đứt đường mật mà vẫn không biết. Thường ngày thứ 2-3 viêm phúc mạc đã nặng nề. Phải can thiệp phẫu thuật.
+ Những mỏm tá tràng xơ chai, đóng khó khăn, có thể co gập ống mật chủ hoặc khâu vào ống mật chủ mà không biết. Từ ngày thứ 3 trở đi thấy bệnh nhân vàng mắt, vàng da tăng dần, có khi sốt. Xét nghiệm máu có Bilirubin tăng cao (chủ yếu là trực tiếp). +Dị dạng của vị trí đổ của bóng Vater.
+ Những loét thủng vào ống mật chủ không phát hiện được.

Một số biến chứng muộn sau khi cắt đoạn dạ dày

Biến chứng tại chỗ
•  Viêm miệng nối: Bệnh nhân xuất hiện từng đợt đau âm ỉ, buồn nôn hoặc sau ăn một loại thức ăn nào đó, đau có tính chất bỏng rát tăng lên. Dùng kháng sinh thì hết đau. Nếu viêm tái diễn nhiều lần sẽ dẫn tới loét.
•  Loét miệng nối: Gặp cả trong 2 kiểu nối Billroth I hoặc II. Tỷ lệ gặp khoảng 2 – 3%. Do:
+ Cắt không đủ 2/3 dạ dày, còn niêm mạc hang vị.
+ Cắt không đúng hoặc không hết dây thần kinh X.
+ Cắt tá tràng trên môn vị, mỏm tá đóng còn niêm mạc hang vị.
+ Có sự rối loạn cân bằng kiềm-toan vùng miệng nối.
+ Do các gút chỉ không tiêu vùng miệng nối nhiễm trùng.
+ Do u tuỵ trong hội chứng Zollinger- Ellisson. +Hội chứng quai tới: Những biến chứng xảy ra có liên quan đến quai tới gọi chung là hội chứng quai tới song thực ra có những hình thái khác nhau. Do:
+ Quai tới quá ngắn: nếu nối trước ĐTN, ngắn quai tới sẽ chèn ép làm tắc đại tràng, đồng thời dễ ứ đọng dịch mật, dịch tuỵ làm bục mỏm tá tràng.
+ Quai tới quá dài: thức ăn lọt vào quai tới, ứ đọng, bệnh nhân đau, ậm ạch, có khối phồng ở dưới sườn phải, Xquang có 2 mức nước hơi, một của dạ dày, một của quai tới.
+ Xoắn quai tới: cũng gây ra tình trạng như ngắn quai tới cùng với triệu chứng đau xoắn vặn dữ dội do ngẹt mạch máu thần kinh, sớm bị hoại tử.
•  Lồng quai đi: Là biến chứng ít gặp, bệnh nhân có thể đau cơn ở vùng thượng vị, nôn, có khi nôn ra máu. Sau khi nôn bệnh nhân cảm thấy nhẹ và dễ chịu, bớt căng ở vùng thượng vị. Nguyên nhân được mô tả là do đặt sonde dạ dày quá sâu, khi rút sonde sẽ tạo nên lồng.
•  Thoát vị trong: Thường gặp trong kiểu khâu nối Billroth II. Quai ruột thoát vị ra sau miệng nối, nằm giữa miệng nối và đại tràng ngang trong kiểu nối trước – trước. Phát hiện bệnh thường muộn, bệnh nhân có những cơn đau kịch phát từ ngày thứ 3 – 6 sau mổ, đầy bụng, tức ở vùng thượng vị, khó chịu, có thể nôn hoặc buồn nôn. Chẩn đoán xác định nhờ X quang.
Biến chứng toàn thân
•  Hội chứng Dumping: Do:
+ Thức ăn ưu chương xuống hỗng tràng quá nhanh, làm rối loạn quá trình hấp thu.
+ Miệng nối rộng, quai đi dãn to, làm tăng tỉ lệ serotonin.
•  Thiếu máu: Phần dạ dày cắt bỏ có chức năng tham gia vào quá trình tạo máu do vậy khi cắt bỏ sẽ có tình trạng thiếu máu, chủ yếu là thiếu B12, Fe. Tuỳ cá thể mà có mức độ khác nhau. Ngoài 6 tháng mức độ bù trừ cũng khác.
•  Thiểu dưỡng: Do:
+Giảm thể tích dạ dày nên thức ăn không được nhào trộn kĩ, làm giảm khả năng hấp thụ của ruột. Bệnh nhân sẽ bị thiểu dưỡng, giảm khả năng lao động hoặc sút cân không hồi phục.
+Cần cho ăn chế độ cao đạm, theo dõi chặt chẽ, không lao động nặng.
•  Mắc các bệnh mãn tính: lao phổi, rối loạn tâm thần…
Các rối loạn khác
•  Giun chui lên dạ dày: đây là một thay đổi sinh lý liên quan tới cắt đoạn dạ dày. Sau cắt đoạn dạ dày độ toan của dịch vị bị giảm, cơ môn vị bị mất dễ làm cho giun đũa chui lên dạ dày. Đây là một đặc điểm của các bệnh nhân xứ nhiệt đới. Tỷ lệ chiếm 70%. Vì thế sau mổ cần định kỳ tẩy giun và giữ vệ sinh ăn uống.
•  Rối loạn hấp thu mỡ, đường, đạm, vitamin: các rối loạn này đều xuất phát từ sự luân chuyển thức ăn quá nhanh xuống ruột non.
Viên uống Dạ Dày Đông Bắc : Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính, giúp giảm các triệu chứng đau tức, nóng rát và khó chịu vùng thượng vị, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, bảo vệ, tái tạo niêm mạc dạ dày, phòng giảm hình thành các tổn thương niêm mạc dạ dày.
Hotline tư vấn miễn phí: 1800 0029
DBPhar – luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn!
Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin